Lenovo ThinkPad T490 hiện giờ đang là một trong những chiếc laptop doanh nhân tốt nhất hiện nay với số điểm đánh giá gần như rất cao tại các trang đánh giá Laptop. Lenovo cung cấp rất nhiều tùy chọn về cấu hình cho chiếc laptop 14 inch này.
Trong bài viết này, mình sẽ sử dụng chiếc máy Thinkpad T490 có cấu hình gồm bộ vi xử lý Intel Core i5-8265U, GPU tích hợp Intel UHD Graphics 620 và ổ SSD 256GB.
Thông số kỹ thuật
Thông số kỹ thuật của chiếc mày dùng trong bài đánh giá này:
CPU | Intel Core i5-8265U |
GPU | Intel UHD Graphics 620 |
RAM | 8GB DDR4 |
Ổ cứng | oshiba KXG5AZNV256G, 256 GB |
Màn hình | IPS, 14 inch, tỷ lệ 16: 9 Độ phân giải 1920×1080 pixel, 157PPI |
Cổng kết nối | 3 USB 3.0 / 3.1 Gen1, 1 USB 3.1 Gen2, 1 Thunderbolt, 1 HDMI, 2 DisplayPort, 1 Kensington Lock, 1 Docking Station Port, Audio Connections: 3.5 mm combined headphone and microphone jack, Card Reader: microSD, 1 SmartCard, 1 Fingerprint Reader |
Kết nối không dây | Intel Wireless-AC 9560 (a/b/g/n = Wi-Fi 4/ac = Wi-Fi 5), Bluetooth 5.0, Fibocom L830-EB, LTE, GPS |
Hệ điều hành | Microsoft Windows 10 Pro 64 Bit |
Pin | 50 Wh |
Kích thước (Cao x Rộng x Dài) | 18.9 x 329 x 227 mm |
Trọng lượng | 1.443 kg |
Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad T490
Thiết kế
Mặc dù là phiên bản nối tiếp thành công của dòng sản phẩm Lenovo ThinkPad T480, nhưng theo đánh giá thì chiếc T490 có thiết kế giống với chiếc Thinkpad T480s nhiều hơn. Từ những phiên bản năm 2017, bắt đầu từ chiếc T470, Lenovo đã làm mỏng dần phần thân máy và thiết kế lại phần khung sao cho nhỏ gọn hơn. Hình dáng của máy đã không còn như một khối hộp cứng nhắc mà đã nhẹ nhàng thanh thoát hơn rất nhiều. Ngoài mặt này ra thì Lenovo còn làm mỏng viền màn hình, tăng tỷ lệ giữa màn hình và thân máy từ 69% lên 72,3% gần tương tự như chiếc ThinkPad T480s.
Nếu nhìn bằng mắt thường, bạn sẽ cảm nhận thấy màu đen của T490 giống với T480s nhưng thực ra về chất liệu nó lại giống với chiếc T480. Vỏ máy được làm từ nhựa kết hợp với sợi thủy tinh, được gia cố thêm khung magie ở xung quanh khung máy. Phần vỏ ngoài của máy được bọc bởi một lớp cao su mềm. Vì vậy bạn có thể coi chiếc Lenovo ThinkPad T490 là một phiên bản kết hợp giữa T480 và T480s.
Về mặt chất lượng, Lenovo ThinkPad T490 đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất. Bề mặt cao su mịn cho cảm giác rất cao cấp, mặc dù nó hơi khó để làm sạch. Nhờ có khung được gia cố bằng magie nên phần vỏ máy hạn chế độ cong vênh một cách tối đa, ngay cả khi bạn sử dụng cả 2 tay để tác động lực. Dù vậy thì bạn cũng nên lưu ý là máy chỉ được làm bằng nhựa nên sẽ không thể cứng bằng kim loại như trên chiếc T480s. Lenovo đã làm rất tốt công tác thiết kế, đạt được độ hoàn thiện gần như tuyệt đối với chiếc T490. Gần như bạn sẽ không thể tìm được chiếc máy nào có độ mỏng tương đương chiếc T490 mà sử dụng cùng chất liệu với nó.
Phần bản lề của máy cũng rất cứng cáp. Màn hình không hề có hiện tượng dao động ngay cả trong môi trường rung lắc không ổn định. Góc mở tối đa của màn hình là 180 độ và bạn có thể mở màn hình máy bằng một tay.
Cổng kết nối
Ngay cả khi có một thiết kế mỏng nhẹ, Lenovo vẫn tiếp tục trang bị một hệ thống cổng kết nối đa dạng cho chiếc Thinkpad T490. Đặc biệt là máy vẫn được trang bị cổng Ethernet RJ45 mà đã được bỏ đi ở chiếc ThinkPad T490s và ThinkPad X390.
Phía bên cạnh trái của máy có 2 cổng USB-C, trong đó có một cổng phía bên phải hỗ trợ Thunderbolt-3. Do cổng này chỉ được kết nối qua 2 làn PCIe, nên T490 chỉ có thể kết nối với tối đa 1 màn hình 4K-UHD (3840×2160 pixel) ở tần số 60 Hz. Chiếc T490s và X390 cũng có hạn chế giống như vậy, riêng chỉ có X1 Carbon có thể kết nối đồng thời cả 2 màn hình 4K ở tốc độ 60 Hz.
Mặc dù độ đa dạng của cổng kết nối không thay đổi, nhưng vị trí các cổng đã được thay đổi hoàn toàn. Đa số các cổng giờ sẽ nằm phía bên trái, khe gió tản nhiệt giờ lại đặt phía bên phải nên có thể gây khó chịu với những người dùng chuột tay phải.
Các cạnh của máy:
Cạnh phải: USB 3.0, RJ45 Ethernet
Cạnh trái: USB C, Thunderbolt 3, mini Ethernet, USB A, HDMI, 3.5 mm jack, microSD card reader
Khả năng bảo trì, nâng cấp
Đối với chiếc ThinkPad T490, thì việc sửa chữa cũng như bảo trì máy không phải là một việc đơn giản. Không chỉ việc tháo máy ra đã rất phức tạp mà ngay cả việc đóng vào cũng phức tạp không kém. Để tháo được phần nắp dưới của máy, đầu tiên bạn cần bỏ được khay SIM đặt phía sau của khung máy. Bước này rất quan trọng vì nếu bạn không tháo được khay SIM thì phần nắp dưới của máy không thể tháo ra được. Bước tiếp theo là làm lỏng 6 con ốc Philips, sau đó tách các clips nhựa xung quanh phần khung máy. Bạn có thể sử dụng một chiếc spudger để hỗ trợ.
Việc đóng lại máy cũng tốn rất nhiều công sức. Dĩ nhiên là bạn sẽ làm ngược lại các bước khi mở máy. Nhưng bạn phải móc lại từng chiếc clips ở khung máy, từng cái một. Tốt nhất là nên bắt đầu ở giữa thân máy. Nếu bạn làm không cẩn thận, các clip không được đóng chặt thì chiếc máy của bạn sẽ có những khe hở trông rất mất thẩm mĩ.
Thiết bị đầu vào
Bàn phím
Bàn phím trên Thinkpad T490 không hề có sự thay đổi gì so với ThinkPad T480 và T480s. Một bộ bàn phím gồm 6 hàng phím có đèn nền, điểm nhấn lực rõ ràng và đều khắp bề mặt của từng phím, hành trình phím đủ dài. Bề mặt mỗi phím dạng mờ, mịn và hơi lõm một chút.
Chiều cao và chiều rộng của từng phím đều được thiết kế theo tiêu chuẩn. Chính vì vậy cảm giác gõ phím trên những chiếc ThinkPad rất thoải mái. Bố cục của bàn phím về tổng thể tương đối hợp lý. Các phím Fn và phím mũi tên tuy hơi nhỏ hơn thông thường nhưng đảm bảo tốt chức năng và sự thoải mái khi sử dụng.
Chỉ có vị trí của phím Fn thì hay bị phàn nàn vì nó nằm bên trái nút Ctrl nên dễ gây nhầm lẫn khi sử dụng. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi vị trí 2 nút này trong BIOS hoặc trong phần mềm của Lenovo
Touchpad
Touchpad của Lenovo ThinkPad T490 là Clickpad với bề mặt làm bằng nhựa. Diện tích khoảng 10 x 7 cm, đây là kích thước rất phù hợp dành cho laptop 14 inch. Bề mặt di chuột nhám, cho cảm giác di chuột tốt. Nút chuột có độ phản hồi tốt, hành trình vừa phải và âm thanh phát ra khá yên tĩnh. Dưới trình điều khiển trực tiếp từ Windows Microsoft Precision, các cử chỉ cũng như phản hồi từ touchpad đều hoàn động mượt mà và chính xác.
Trackpoint màu đỏ thậm chí còn chính xác hơn cả Touchpad, được thiết kế nằm giữa các nút G, H, B. Trải nghiệm ấn tượng nhất với TrackPoint chính là bạn không cần phải di chuyển bàn tay để sử dụng chuột. Với các không gian hẹp và không thoải mái như trên máy bay thì việc điều khiển con trỏ chuột sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. 3 nút chuột đi kèm Trackpoint phía bên dưới có hành trình phím ngắn, điểm lực gọn gàng và âm thanh khá êm.
Màn hình
Thông số chính
- Công nghệ IPS
- Kích thước: 14 inch
- Độ phân giải: 1920×1080 pixel
- Độ sáng tối đa: 225 cd/m², trung bình: 194.7 cd/m². Tỷ lệ phân bố độ sáng: 72%
- Tỷ lệ tương phản: 1476:1. Giá trị màu đen: 0.29 cd/m²
- ΔE màu: 4.6
- Phần trăm không gian màu: 92.2% sRGB và 60% AdobeRGB
Khả năng nhìn ngoài trời, góc nhìn
Màn hình của máy cho khả năng hiển thị ngoài trời tốt. Màn hình mờ chống chói giảm tối đa hiện tượng phản chiếu hình ảnh môi trường xung quanh. Độ sáng màn hình lớn cho phép bạn đọc được nội dung trên màn hình dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp. Tuy nhiên khi đấy màu sắc sẽ bị thay đổi đôi chút nên mình khuyên các bạn tốt nhất nên sử dụng máy trong bóng râm nếu có thể.
Khả năng hiển thị của máy qua các góc nhìn cũng đạt độ ổn định cao. Đây là điều thường thấy trên những màn hình sử dụng tấm nền IPS.
Góc nhìn của máy rất tốt
Hiệu năng
Điểm khác biệt lớn nhất giữa các tùy chọn cấu hình của T490 chính là sự thiếu đi GPU rời. Trong phiên bản có GPU rời, Lenovo sẽ trang bị hệ thống tản nhiệt mạnh mẽ hơn những phiên bản khác. Trong phiên bản mà mình đề cập trong bài viết, hệ thống tản nhiệt sẽ chỉ có 1 ống đồng từ CPU tới quạt thay vì 2 nếu sở hữu GPU MX250.
Tuy nhiên thì Lenovo chỉ cho trang bị GPU rời trên phiên bản sử dụng bộ vi xử lý Core i7. Có nghĩa là bạn chỉ có thể mua phiên bản sử dụng Core i5 và không có GPU rời.
Hiệu năng CPU
Chiếc máy sử dụng trong bài viết được trang bị bộ vi xử lý Intel Core i5-8265U. Đây là bộ vi xử lý 4 nhân Whiskey Lake 15W thường được sử dụng trên những chiếc Laptop mỏng và nhẹ. CPU hỗ trợ Intel Turbo Boost nâng xung nhịp tối đa lên 3,9 GHz, so với xung nhịp cơ bản 1,6 GHz.
Intel cho phép các nhà sản xuất, trong đó có Lenovo nâng mức tiêu thụ điện năng từ 15W lên tối đa 25W. Thậm chí có thể lên tới 29W trong một thời gian ngắn khi đạt Turbo Boost tối đa. Chính vì vậy mà điểm số thu được qua các bài kiểm tra khá cao.
Bộ vi xử lý Intel Core i5-8265U trên chiếc T490 có điểm số thấp hơn một chút so với phiên bản i7-8565U, một phần do sức mạnh của CPU và hệ thống tản nhiệt không tốt bằng. Tuy nhiên thì sức mạnh của CPU không hề bị giảm khi nhiệt độ tăng như trên T490s và như chiếc HP EliteBook 840 G5.
Hiệu năng của máy theo bài chấm R15
Hiệu suất chung của hệ thống
Mặc dù thiếu đi GPU chuyên dụng nhưng hiệu năng hệ thống của máy vẫn đạt điểm số rất cao. Trong quá trình sử dụng hàng ngày, bạn sẽ không hề gặp phải một tình trạng chậm chạp hay lỗi nào.
Dưới đây là điểm hiệu năng hệ thống theo PCMark10
Hiệu suất GPU
Với GPU tích hợp Intel Graphics UHD 620 thì chiếc máy chỉ đủ mạnh cho những nhu cầu đồ họa đơn giản như video streaming hay những game nhẹ nhàng. Ngay cả khi bạn sử dụng bộ nhớ RAM đa luồng thì hiệu năng cũng chỉ cải thiện được khoảng 7%. Khi bạn sử dụng pin thì hiệu năng GPU cũng không hề bị giảm.
Điểm hiệu suất GPU
Hiệu suất ổ cứng
Phiên bản của mình đang có được trang bị ổ SSD Toshiba M.2 2280 với dung lượng 256GB. Tốc độ của ổ SSD này rất nhanh nhưng vẫn có những ổ tốt hơn như Samsung PM981 hay Intel 760p.
Tốc độ ổ SSD
Khả năng chơi game
Với GPU tích hợp Intel Graphics UHD 620 thì máy chỉ đủ khả năng chơi những game cũ và không đòi hỏi nhiều về phần cứng, Nếu bạn muốn có một chiếc Laptop có thể chơi được một số tựa game nhẹ tới trung bình thì hãy cân nhắc thêm lựa chọn GPU MX250.
Khả năng chơi game của máy
Tiếng ồn, nhiệt độ
Tiếng ồn
Đây là một chiếc máy cho khả năng hoạt động cực kỳ êm ái. Trong quá trình sử dụng của mình, quạt của máy hoạt động âm thầm lúc bật lúc tắt nhưng hoàn toàn im lặng. Nếu không để ý thì không thể nào phát hiện ra được.
Nhiệt độ
- Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ nhàn rỗi vào khoảng: 22.6 độ C
- Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ tải nặng tối đa vào khoảng: 49.3 độ C
Nhiệt độ của máy phân bố tập trung chủ yếu ở phía trên, vì vậy phần kê tay vẫn mát, không quá nóng. Nhiệt độ khi tải của máy khá mát nên bạn hoàn toàn có thể đặt máy ở trên đùi để sử dụng.
Biểu đồ nhiệt độ của máy khi ở chế độ tải nặng:
Loa ngoài
Âm thanh có lẽ là điểm trừ duy nhất trên chiếc Lenovo ThinkPad T490. Âm thanh phát ra khá mất cân bằng, mà cũng không đủ lớn. Âm trầm cũng thiếu khá nhiều. Tốt nhất là bạn nên sắm một chiếc loa ngoài hoặc tai nghe để trải nghiệm âm thanh được tốt hơn
Tuổi thọ pin
Với dung lượng pin rời vào 50Wh với tất cả các phiên bản. Có nghĩa là những phiên bản có cấu hình thấp hơn sẽ cho thời lượng pin tốt hơn. Phiên bản Core i5 mà mình dùng trong bài viết có thời lượng pin kéo dài hơn khoảng 27% so với phiên bản i7. Dưới đây là thời lượng sử dụng pin của máy qua các bài test.