CPU | : Intel® Core i7-7600u |
Memory | : 16GB DDR4 |
SSD | : 256GB |
VGA | : Intel UHD Graphics |
Display | : 14inch FULLHD IPS 1920x1080px |
Touch | : NO |
Wireless | : Intel 8265 802.11ac 2×2 WiFi and Bluetooth |
LAN | : NO |
Battery | : 57 WHr |
OS | : Windows® 10 64Bit |
Weight | : 1.18 Kg |
Color | : Đen |
Bảo hành | : 03 – 12 tháng (option 12 tháng bảo hành màn hình + Pin + adapter 06 tháng) |
Option | :2 x USB 3.1 Gen 1 (Data transfer only), 2 x USB 3.1 Type C |
Tình trạng | : Qua sử dụng – Ship from USA mới 99% |
Mới đây nhất, Lenovo đã cho ra mắt sản phẩm mới nhất thuộc dòng laptop flagship của hãng: ThinkPad X1 Carbon Gen 6 (2018). Phiên bản mới này được trang bị bộ vi xử lý 4 nhân, siêu tiết kiệm điện năng và màn hình siêu sáng WQHD HDR. Hiện tại thì mình đã mượn được chiếc máy này để làm một bài đánh giá. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé.
Thừa kế hoàn toàn thiết kế của chiếc ThinkPad X1 Carbon thế hệ 5 được ra mắt vào năm ngoái, thế hệ thứ 6 này sẽ chỉ nâng cấp các thành phần bên trong máy. Bao gồm bộ vi xử lý Core i5 và i7 4 nhân ULV thế hệ mới, cổng kết nối docking mới và màn hình siêu sáng WQHD hỗ trợ HDR với độ sáng lên tới 500 nits. Chỉ có một hạn chế mà bạn dễ dàng nhận thấy, đó là đây không phải màn hình mờ chống chói mà thôi. Bạn cũng có thể lựa chọn thêm tùy chọn màn hình chống chói trên trang chủ của Lenovo.
Thông số kỹ thuật
Dưới đây là thông số kỹ thuật của chiếc laptop Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 6 2018 được sử trong bài đánh giá này
Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 6 (2018)
Thiết kế
Phần thân máy gần như là giống hệt với thế hệ trước. Lenovo vẫn kết hợp giữa hợp kim magie cho phần thân máy và nhựa được gia cố sợi carbon/ thủy tinh (CFRP/GFRP) cho nắp trên màn hình. Sự ổn định của máy vẫn được giữ nguyên, điểm yếu của chiếc máy đời trước ở phần mép dưới bên trái (không được khít) đã được sửa hoàn toàn.
Mình có hơi cảm giác lạ lẫm một chút vì Lenovo đã thay đổi một số điểm nhấn về ngoại hình. Phần ThinkPad Logo giờ không còn có màu bạc nữa, thay vào đó là mày đen bóng, khá đồng bộ với màu đen và bản lề kim loại. Có lẽ Lenovo đi theo hướng thiết kế đen mờ. Điểm khác biệt này giúp những người am hiểu một chút là chỉ cần nhìn qua thôi là đã biết bạn đang sử dụng một chiếc ThinkPad X1 cao cấp rồi.
ThinkPad X1 Carbon vẫn là một trong những chiếc máy mỏng nhất và nhẹ nhất trong dòng laptop doanh nhân năm 2018. Là chiếc laptop 14 inch có kích thước nhỏ nhất. Bạn có thể để máy trong balo một thời gian dài thoải mái, thậm chí là cầm bằng tay cũng không vấn đề gì vì máy rất nhẹ.
Cổng kết nối
Hệ thống cổng kết nối chỉ thay đổi ở phía bên cạnh trái. Bạn vẫn sẽ có 2 cổng Thunderbolt 3, một cổng Side-Dock mới. Cổng docking sẽ được dùng thay thế cổng mini Ethernet. May mắn là nhà sản xuất cũng tặng kèm bạn một đầu chuyển đổi luôn. Máy vẫn sở hữu 2 cổng UBS A giúp bạn thuận thiện trong công việc, vì hiện nay đa số những chiếc laptop doanh nhân mỏng nhẹ chỉ còn dùng cổng USB C mà thôi.
Các cạnh của máy:
Webcam
Một số phiên bản được trang bị webcam hồng ngoại, hỗ trợ nhận diện khuôn mặt kết hợp với Window Hello. Tùy chọn webcam thông thường có độ phân giải 720p, có tấm che gọi là ThinkShutter. Chất lượng thì vẫn tệ như thế, chỉ có thể dùng để gọi video call.
Khả năng bảo trì, nâng cấp
Giống như thế hệ trước, nắp sau của X1 Carbon dễ dàng tháo ra chỉ với một chiếc tua vít nhỏ. Bạn làm lỏng những chiếc ốc ở mặt sau vừa đủ (không cần tháo hết ra nhé) là có thể tháo được nắp sau. Khi mở nắp sau thì bạn sẽ thấy một số thành phần module như: M.2-2280 SSD, Wifi Module, Pin, quạt là có thể tháo rời. Còn lại tất cả đều được hàn vào bo mạch chủ.
Thiết bị đầu vào
Bàn phím
Lenovo không hề thay đổi bàn phím trên chiếc X1 Carbon, điều này khá hiển nhiên vì nó hiện tại đã rất tốt rồi. Bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác bấm phím rất cơ học và phong phú, hành trính phím đủ dài ngay cả khi thân máy rất mỏng. Đây là điều mà rất nhiều nhà sản xuất không làm được: Đưa một chiếc bàn phím thực thụ vào những chiếc laptop mỏng nhẹ.
Tuy nhiên thì không có gì là hoàn hảo cả. Mình thích đèn nền bàn phím sáng hơn, có 3 mức độ sáng thay vì 2 như hiện tại. Khi bạn nhìn bàn phím ở góc sát mặt phẳng thì có thể bị lóa mắt. Hay như đơn giản Lenovo có thể thêm cảm biến ánh sáng vào bộ đèn nền cũng là ý hay. Đó là một số những khuyết điểm nhỏ, nhưng dù sao thì bạn cũng không thể tìm được chiếc bàn phím nào tốt hơn trên thị trường như chiếc X1 Carbon này đâu.
Touchpad
Touchpad của máy cũng không có gì thay đổi. Bề mặt vẫn được làm bằng kính, cảm giác di chuột vẫn rất tốt. Nhưng diện tích bề mặt không lớn lắm, chỉ dừng lại ở 10 x 5.8 mm. Các cử chỉ cũng như thao tác đều phản hồi nhanh và chính xác. Nó vẫn tuyệt vời như những chiếc ThinkPad khác, mình không có gì để chê cả.
Màn hình
Thông số chính
- Công nghệ IPS
- Kích thước: 14 inch
- Độ phân giải: 2560 x 1440 pixel
- Độ sáng tối đa: 578 cd/m², trung bình: 532.8 cd/m². Tỷ lệ phân bố độ sáng: 84%
- Tỷ lệ tương phản: 1521:1. Giá trị màu đen: 0.38 cd/m²
- ΔE màu: 1.9
- Phần trăm không gian màu: 100% sRGB và 88.8% AdobeRGB
Khả năng nhìn ngoài trời, góc nhìn
Nhờ có độ sáng màn hình cao, khả năng hiển thị ngoài trời của máy khá ổn. Tuy nhiên thì màn hình của máy có hiện tượng phản chiếu khá nhiều. Như trên ảnh bạn có thể thấy gợn của các vật thể cũng như nguồn sáng bị phản chiến trên màn hình. Khi so sánh với chiếc Thinkpad T480s, thì mặc dù có độ sáng thấp hơn nhưng nhờ màn hình mờ chống chói nên khả năng hiển thị cũng có cải thiện.
Khả năng hiển thị qua các góc nhìn vẫn rất tốt. Ở những góc nhìn rất hẹp, bạn có thể nhận thấy một số ánh đỏ. Bề mặt màn hình bóng cũng là một yếu tố gây nên hiện tượng này. Nhìn chung lại thì màn hình và khả năng hiển thị của máy vẫn rất tốt.
Hiệu năng
Trên trang chủ của Lenovo, bạn có thể lựa chọn nhiều cấu hình khác nhau. Bao gồm các bộ vi xử lý Intel Kaby Lake R, 8/16 GB RAM, SSD 256, 512 hoặc 1024 GB. Không có tùy chọn GPU chuyên dụng, nhưng GPU Intel UHD Graphics tích hợp cũng đã đủ đáp ứng những nhu cầu giải trí hàng ngày. Nhìn chung thì X1 Carbon 2018 có các gói phần cứng mạnh mẽ, đáp ứng hầu hết những nhu cầu hiện nay.
Hiệu năng CPU
Bộ vi xử lý Intel Core i7-8550U dựa trên kiến trúc Kaby Lake R mới, là thế hệ sau trực tiếp của Core i7-7500U năm ngoái. Điểm lợi thế lớn chính là 2 nhân mới được thêm vào, có nghĩa là bộ vi xử lý Core i7-8550U có thể chạy 8 luồng với xung nhịp 1.8 GHz. Xung nhịp của bộ vi xử lý thấp chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa 8550U và những con chip 45W khác. Với chế độ Turbo – Boost, 8550U có thể nâng xung nhịp lên mức 4.0 GHz. Thời gian Turbo – Boost còn phụ thuộc vào khả năng làm mát của thiết bị có tốt hay không.
Hiệu suất chung của hệ thống
Khi bạn mua một chiếc máy đắt tiền, chắc chắn bạn sẽ yêu cầu sự mượt mà, tốc độ của hệ thống rồi, và chiếc ThinkPad X1 Carbon 2018 chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Trải nghiệm sử dụng hàng ngày máy phản hồi rất nhanh, không hề có độ trễ cũng như vấn đề gì cả. Điểm số qua các bài chấm điểm PC Mark đều rất cao.
Hiệu suất GPU
GPU tích hợp trên bộ vi xử lý Kaby Lake R thực sự không quá ấn tượng. Với tên gọi UHD Graphics 620 nó thực tế chỉ là bản nâng cấp nhỏ của HD Graphics 620. Xung nhịp có vẻ là cao hơn nhờ vào xung nhịp của bộ vi xử lý nhưng thực sự hiệu năng cũng không có quá nhiều khác biết. Với bộ nhớ RAM đa luồng, thì chiếc X1 Carbon 2018 có thể phát huy được tối đa hiệu năng của iGPU. Nếu bạn cần một hiệu năng mạnh mẽ hơn, thì bạn có thể sử dụng eGPU gắn ngoài thông qua cổng Thunderbolt 3.
Nhìn chung thì UHD Graphics 620 vẫn là lựa chọn khả dĩ cho laptop doanh nhân. Hiệu năng của nó khá tốt với những nhu cầu giải trí thông thường, xem video có độ phân giải cao cũng không thành vấn đề. Thậm chí bạn còn có thể làm một số project CAD nhỏ.
Hiệu năng GPU có giảm nhẹ một chút khi sử dụng bằng pin,
Hiệu suất ổ cứng
X1 Carbon luôn được sử dụng SSD nhanh nhất. Theo kinh nghiệm của mình, thì cùng một model máy nhưng không phải tất cả các máy đều sử dụng cùng một SSD giống nhau. Có rất nhiều hãng SSD được sử dụng. Chiếc máy mà mình đang dùng được trang bị ổ SSD PM981 tới từ Samsung.
Điểm chấm bằng CrystalDiskMark 5 rất tốt, tốc độ đọc và ghi lần lượt là 3,000 MB/s và 1,800 MB/s. Ổ SSD hoạt động êm ái, không hề phát ra tiếng động lạ.
Khả năng chơi game
Nếu bạn là một người đam mê game, hay cũng từng chơi game thì có thể dễ dàng nhận thấy rằng trải nghiêm chơi game trên UHD Graphics 620 chẳng thú vị chút nào. Máy có thể chạy một số game cũ, nhẹ không yêu cầu cấu hình cao.
Tiếng ồn, nhiệt độ
Tiếng ồn
Khả năng điều khiển quạt tản nhiệt của chiếc X1 Carbon 2018 thực sự không quá tốt. Thỉnh thoảng quạt tản nhiệt vẫn chạy mà không có lý do cụ thể nào cả. Vấn đề tiếp theo, là âm thanh cao từ quạt. Độ ồn của quạt không quá cao nhưng hơi gây khó chịu vì đặc tính âm hơi cao chứ không hề êm như những máy khác.
Nhiệt độ
- Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ nhàn rỗi vào khoảng: 41.3 độ C
- Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ tải nặng tối đa vào khoảng: 52.6 độ C
Nếu bạn sử dụng máy với công việc nặng kéo dài thì nhiệt độ trong máy mới đạt ngưỡng cao. Còn với những công việc đơn giản như phát video, chỉnh sửa văn bản thì máy hoàn toàn mát, bạn có thể thoải mái sử dụng ở trên đùi mà không thấy khó chịu.
Biểu đồ nhiệt độ của máy khi ở chế độ tải nặng:
Loa ngoài
Nếu như màn hình của máy thật tuyệt vời thì đáng tiếc là phần âm thanh lại không hề theo kịp. Âm lượng cũng khá to lên tới 83 dB(A) nhưng lại không có lực. Loa của máy hoạt động tốt cho các tác vụ văn phòng cơ bản như nghe hội nghị, xem video. Nếu bạn cần dùng máy để giải trí, hãy sử dụng loa ngoài hoặc tai nghe.
Tuổi thọ pin
Dung lượng pin không được nâng cấp so với phiên bản trước, vẫn là 57Wh. Với dung lượng pin này, thì đủ cho máy hoạt động với công suất cao trong vòng 106 phút. Máy có thể chờ liên tục trong vòng 22h. Trong bài test sử dụng wifi, máy trụ được 8.5h.
Máy cũng hỗ trợ sạc nhanh, có thể sạc 80% trong vòng 2h. Sạc đầy hoàn toàn trong 144 phút.